Lê: Nguồn gốc – Tiêu thụ – Thành phần dinh dưỡng – Lợi ích sức khỏe

Quả lê là một loại trái cây có vị ngọt ruột trắng, vỏ xanh, thịt dòn. Tôi thường hay cắt chúng để trong tô để ăn sau mỗi bữa ăn. Nó là món khoái khẩu của tôi.

Quả lê ruột trắng ngọt nước và giòn

Nguồn gốc địa lý và khu vực phát triển

Chúng thuộc chi Pyrus và được cho là có nguồn gốc ở miền tây Trung Quốc. Chúng mọc dưới chân núi của dãy núi Tian Shan. Nó được trồng rộng sang phía Đông và phía Tây dọc theo dãy núi và phát triển thành một hệ sinh thái với hơn 20 giống khác nhau và được con người sử dụng rộng rãi.

Ở các nguồn khác lại cho rằng chúng có nguồn gốc từ các vùng ven biển thuộc khí hậu ôn đới của thời đại trước, trải dài từ Tây Âu đến Bắc Phi và trên khắp châu Á.

Lê được trồng nhiều Bắc Mỹ thuộc các bang California, Washington, Oregon. Ở Bắc Mỹ  thì được trồng ít hơn, chúng cũng được trồng nhiều ở miền Nam Canada. Ở Mỹ hầu như nhà nào cũng trồng chúng.

Có thể bạn thích ăn lê hàn quốc

Lịch sử tiêu thụ quả lê

Quả lê trong tiếng anh được gọi là Pears, nhưng trong tiếng Đức gọi lại là per per. Tên của nó cũng được lấy từ Vulgar Latin.

Giống lê trồng ở châu Âu (pyrus Communis) thuộc loài pyraster và pyrus caucasica. Chúng được tìm thấy ở các khu rừng trên khắp châu Âu. Nó khởi đầu từ thời cổ đại xa xưa. Những dấu vết của cây lê được tìm thấy trong các ngôi nhà bên hồ của Thụy Sĩ, nó được đề cập trong các tác phẩm cổ nhất của Hy Lạp, và được người La Mã trồng trọt.

Một giống lê với quả màu trắng chúng được cho là có nguồn gốc từ pyrus nivalis và quả của chúng chủ yếu được sử dụng ở Pháp để sản xuất Perry (Cider).

Các giống có quả nhỏ khác tựa như quả táo được gọi là pyrus cordata. Loài này được tìm thấy ở miền tây nước Pháp, ở Devonshire và Cornwall. Lê đã được trồng ở Trung Quốc trong khoảng 3000 năm.

Cây có kích thước trung bình 10-17 m và thường có tán cao, hẹp. Một vài loài là cây bụi. Lá có thể có màu xanh và bóng, một số loài là có lông màu bạc Các lá thường dài 2-12 cm và được xếp xen kẽ theo tầng.

Hầu hết các giống lê điều chịu được nhiệt độ lạnh, chúng rụng lá để thích nghi. Chúng có thể chịu ở nhiệt độ -40 độ.

Cũng có các giống lê không rụng lá, lá chúng xanh quanh năm và chúng không chịu được nhiệt độ thấp. Những giống lê này thường được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á và không chịu được nhiệt độ dưới -15 độ C.

Cây lê có bông hoa màu trắng, hiếm khi nhuốm màu vàng hoặc hồng, đường kính 2-4 cm và có năm cánh hoa. Hoa lê cũng giống như hoa của các loài táo và lựu, nó có đường kính 1-4 cm. Những bông hoa có thể dài đến 18 cm và rộng 8 cm tùy phương thức trồng trọt.

Cách trồng nó cũng giống như trồng táo, giống của nó được trồng từ hạt.  Lê có khoảng 30 loài chính, có những giống được phát triển riêng nhằm mục đích thương mại.

Ở Hoa Kỹ, mỗi năm cho sản lượng khoảng 700.000 tấn. Các giống lê này thuộc loại cây thân lùn để dễ chăm sóc.

 Tiêu dùng phổ biến hiện nay

Chúng thường được ăn tươi, hoặc được sử dụng trong món salad hoặc làm món tráng miệng. Chúng cũng được đóng hộp, ép và sấy khô. Nước ép lê được lên men kết hợp với các loại trái cây khác để làm thạch và mứt.

Một sự thật ít ai biết về chúng là chúng sẽ chín nhanh hơn nếu được đặt cạnh chuối. Chúng giữ tươi lâu hơn nếu được giữ trong tủ lạnh và chất chống oxy hóa mà chúng chứa có thể ngăn chặn sự oxy hóa của các loại trái cây khác tiết ra.

Thành phần Vitamin, Khoáng chất có trong quả lê

Lê có hàm lượng lớn riboflavin, niacin, thiamin, axit pantothenic, folic, vitamin C, B6, A, E và chất xơ dưới dạng pectin.

Kẽm, đồng, mangan, natri, kali, phốt pho, magiê, selen, canxi và sắt cũng được tìm thấy trong chúng.

Ăn lê có lợi ích gì?

Chúng chứa khoảng 16 phần trăm carbohydrate và lượng chất béo và protein không đáng kể. Chúng là nguồn cung cấp vitamin B tổng hợp tốt và cũng chứa vitamin C. Chúng cũng chứa một lượng nhỏ phốt pho và iốt cũng như một glycoside gọi là arbutin đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chúng ít gây dị ứng nhất trong tất cả các loại trái cây. Chúng được kết hợp với thịt cừu và đậu nành làm nên món ăn kiêng hiệu quả giành cho những người hay mẫn cảm với thức ăn.

Thành phần trong quả lê có chức năng trị viêm và chống dị ứng

Nếu bạn đang ăn kiêng hoặc bạn hay dị ứng một số loại thức ăn khác. Lê là giải pháp giúp bạn tránh được việc dị ứng khá hiệu quả khi dùng chung. Tuy nhiên, đối với thực phẩm hoặc loại trái cây nào đólàm bạn dị ứng. Tốt nhất là không ăn chúng. Bạn cũng có thể mua lê nam phi tại T Fruit .

Nội dung được dịch và biên tập bởi Công ty CP truyền thông và dịch vụ TTT. Đề nghị không sao chép, hoặc nếu có sao chép cần ghi rõ nguồn.

tham khảo từ Nutritiuos

5 loại trái cây tốt nhất cho bà bầu sử dụng từ tháng thứ 3

Khi mang thai, các mẹ cần chú ý đến việc cung cấp đủ dưỡng chất [...]

Khám phá nho mẫu đơn Hàn Quốc chứa nhân sâm. Một sản phẩm mới giàu dinh dưỡng

Năm 2023 Hàn Quốc cho ra sản phẩm giữa sự lai tạo giữa nho mẫu [...]

Nho mẫu đơn giá bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến giá.

Nho mẫu đơn là một loại trái cây phổ biến được trồng và tiêu thụ [...]

Cửa hàng trái cây nhập khẩu bán những gì?

Cửa hàng trái cây nhập khẩu là nơi bán các loại trái cây nhập khẩu [...]

Sản phẩm bán chạy

-5%
Ưa chuộng
520,000VND
-5%
Best sale
550,000VND
Best sale
Hết hàng
-10%
Ưa chuộng
160,000VND360,000VND
-9%
Best sale
320,000VND
Best sale
Hết hàng
-6%
170,000VND
-6%
Ưa chuộng
750,000VND